NATO và kế hoạch thành lập quân đội riêng của Liên minh châu Âu NATO

Hiện tại, để khắc phục những nhược điểm của NATO cũng như để độc lập hơn với Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại và phòng thủ, Liên minh châu Âu đã đưa ra đề xuất thành lập một quân đội riêng của các nước trong khối. Cả ông Jean-Claude Juncker – Chủ tịch Ủy ban châu Âu – lẫn bà Federica Mogherini – Cao ủy Liên minh Châu Âu về Đối ngoại (tương đương Ngoại trưởng của khối) đều ủng hộ kế hoạch này.[21] Tiến trình này trước đây bị Anh phản đối do lo ngại lực lượng vũ trang này sẽ cạnh tranh với NATO. Theo Anh, kế hoạch này sẽ làm hỏng chính sách phòng thủ của EU.[22] Tuy nhiên, từ sau khi Anh rời EU, kế hoạch này lại được nối lại. Việc thành lập lực lượng vũ trang riêng của EU rất được Đức, Pháp, hai nước chủ chốt trong khối, ủng hộ.[23] Về phía Hoa Kỳ, việc thành lập quân quân đội EU sẽ khiến nước này giảm bớt chi phí dành cho các nước đồng minh ở châu Âu thông qua NATO, không phải can thiệp vào những công việc của riêng châu Âu, nhưng ít có ảnh hưởng tới lợi ích của Hoa Kỳ như những sự việc ở Balkan.[24] Việc bà Mogherini tuyên bố quân đội EU sẽ làm việc độc lập với NATO đã làm gia tăng lo ngại rằng quân đội EU sẽ thay thế vai trò của NATO ở châu Âu. Hungary, ItaliaSéc đều ủng hộ kế hoạch này.[25] Tờ Người Bảo vệ của Anh cho rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ việc thành lập quân đội này nếu nó khiến cho châu Âu "suy yếu một cách nhanh chóng và vững chắc". Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng hiện tại châu Âu không thiếu một quân đội mà thiếu một cam kết về phòng thủ giữa các nước Châu Âu và xuyên Đại Tây Dương.[26] Ngày 22 tháng 11 năm 2016, Liên minh châu Âu đã đưa ra cam kết quân đội riêng của khối sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.[27] Theo ông Sergey Rastoltsev thuộc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Primakov, thuộc Học viện Khoa học Liên bang Nga, quân đội EU có thể khiến quan hệ chính trị-quân sự giữa Nga–EU thêm căng thẳng nhưng trong trường hợp quan hệ Nga–EU được cải thiện, quân đội EU cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội hợp tác hơn giữa Nga–EU nếu so với vai trò của NATO do NATO vốn dĩ là một vết tích từ thời Chiến tranh lạnh và do sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ lên quan hệ Nga–EU cũng sẽ bị giảm bớt khi quân đội này không có Hoa Kỳ tham gia như NATO.[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: NATO http://archives.cbc.ca/IDD-1-71-1538/conflict_war/... http://www.army-technology.com/contractors/missile... http://www.cnn.com/2006/WORLD/europe/09/14/ukraine... http://www.cnn.com/SPECIALS/1999/nato/ http://www.mapsofworld.com/nato-members-map.htm http://europe.newsweek.com/should-european-union-h... http://www.nytimes.com/2014/03/27/world/europe/eur... http://www.nytimes.com/2016/05/13/world/europe/rus... http://www.reuters.com/article/us-eu-defence-idUSK... http://yournewswire.com/european-union-eu-army-201...